image banner
image advertisement
image advertisement
image advertisement
anh tin bai

anh tin bai

 
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng
Lượt xem: 493

Sáng 12-2, tại tỉnh Quảng Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23-11-2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư Vùng với chủ đề "Liên kết phát triển - Đổi mới sáng tạo - Xanh và Bền vững". Dự hội nghị có khoảng 900 đại biểu là lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành, Trung ương, các tỉnh, thành phố, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức quốc tế cùng các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 

Điện tử 1: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Đại diện tỉnh Nam Định tham dự hội nghị có các đồng chí: Phạm Gia Túc, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Anh Dũng, Uỷ viên Ban TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan và các doanh nghiệp của tỉnh. 

Các đại biểu tham dự hội nghị.
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Từ nhiều năm nay, vùng đồng bằng sông Hồng luôn được quan tâm thúc đẩy phát triển, đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005-2020 của toàn vùng đạt 7,94%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước. Đến năm 2020, quy mô kinh tế vùng chiếm 29,4% GDP cả nước; thu ngân sách Nhà nước chiếm 32,7% tổng thu toàn quốc, cao hơn bình quân cả nước 6,6 lần. Vùng giữ vị trí thứ hai cả nước về số lượng doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân và kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 99,2% số xã trong toàn vùng đã đạt chuẩn nông thôn mới. Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành 3 cực tăng trưởng trong tam giác động lực phát triển kinh tế vùng. Tuy nhiên, vùng còn nhiều khó khăn, thách thức lớn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. 

anh tin bai
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu thăm gian hàng sản phẩm OCOP của tỉnh Nam Định.

Với việc ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TW, Bộ Chính trị đặt mục tiêu phát triển vùng đồng bằng sông Hồng nhanh, bền vững, hiện đại, văn minh, sinh thái, đậm đà bản sắc dân tộc; là trung tâm kinh tế, tài chính lớn mang tầm khu vực và thế giới; trung tâm hàng đầu của cả nước về văn hóa, giáo dục. Phát triển Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển của vùng và cả nước, kết nối toàn cầu, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 9%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 274 triệu đồng/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt trên 7%; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 35%; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới trong đó ít nhất 50% số xã đạt nông thôn mới nâng cao, 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm khoảng 1,5%/năm; đạt 32 giường bệnh và 11 bác sĩ/vạn dân, giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính.

 Đồng chí Phạm Gia Túc, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dự hội nghị.
Đồng chí Phạm Gia Túc, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dự hội nghị.

Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kể trên, ngày 8-2-2023 Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW với 36 nhiệm vụ cụ thể và 20 dự án kết cấu hạ tầng giúp vùng phát triển đột phá. Trong đó, muốn phát triển nhanh, bền vững vùng cần tập trung thực hiện 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp gồm: Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến thông tin và triển khai thực hiện Nghị quyết; hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng, chú trọng hoàn thành lập và phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng và quy hoạch tỉnh của các địa phương trong vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, phát triển nhanh, bền vững phù hợp với vị trí địa kinh tế - chính trị; phát triển kinh tế vùng; phát triển hệ thống đô thị (theo mô hình TOD  - Transit Oriented Development: phát triển đô thị theo định hướng giao thông) bền vững và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị.
Đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị.

Tại hội nghị, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung thảo luận các nhiệm vụ cụ thể để nâng cao chất lượng, hiệu quả liên kết, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương trong vùng; đề xuất các định hướng dẫn dắt của vùng đối với các địa phương trong cả nước, với các vùng khác trên cả nước và các vùng trên thế giới nhằm sớm hiện thực hóa mục tiêu, tầm nhìn phát triển vùng đồng bằng sông Hồng mà Nghị quyết 30-NQ/TW đề ra. Chính phủ đã công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040.

Đồng chí Phạm Gia Túc, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu thăm gian hàng OCOP của tỉnh.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc; đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị

và các đại biểu thăm gian hàng OCOP của tỉnh.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tinh thần chung các bộ, ngành, địa phương cần bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 30-NQ/TW và Chương trình hành động của Chính phủ để khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của tất cả các địa phương trong vùng. Phải khẩn trương hoàn tất việc xây dựng chương trình hành động thực hiện của đơn vị mình. Quyết tâm cao, hành động quyết liệt; có lộ trình, bước đi trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó để đạt kết quả cao nhất trong thực hiện Chương trình. Phải kịp thời, nhanh chóng điều chỉnh phương hướng, chính sách thực hiện chương trình theo thực tiễn, bảo đảm phù hợp với tình hình quốc tế, đất nước, vùng và từng địa phương. Chú trọng phát huy mạnh mẽ các nguồn lực, lấy nội lực là yếu tố quyết định, ngoại lực là đột phá; không trông chờ ỷ lại, tăng cường huy động hợp tác công tư hài hoà lợi ích người dân, doanh nghiệp, Nhà nước. Phân cấp, phân quyền, cá thể hoá trách nhiệm, nâng cao năng lực thực thi, không đùn đẩy, né tránh, không vượt quá thẩm quyền trong thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình. 

Đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao quyết định chủ trương đầu tư Nhà máy Thép xanh số 1 cho đại diện Tập đoàn Xuân Thiện.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị trao quyết định

chủ trương đầu tư Nhà máy Thép xanh số 1 cho đại diện Tập đoàn Xuân Thiện.

Các địa phương phải lưu ý xây dựng tinh thần đoàn kết, hợp tác phát triển; tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách của địa phương mình; khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch cấp tỉnh; đẩy mạnh cơ cấu ngành, phát triển kinh tế vùng, nhất là kinh tế biển, kinh tế nông nghiệp; ưu tiên đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chú trọng đảm bảo an toàn, an ninh quốc gia, an ninh mạng; gia tăng chính sách nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư. Tiếp tục cải cách hành chính. Quan tâm phát triển hạ tầng chiến lược theo hướng kết nối vùng, khu vực, quốc tế. Chú trọng chuyển đổi số, phát triển kinh tế tuần hoàn, tri thức, chống biến đổi khí hậu.

Trong khuôn khổ hội nghị, hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm huy động nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy đầu tư, sản xuất - kinh doanh của toàn vùng cũng được tổ chức với chuỗi các sự kiện: Triển lãm ảnh nghệ thuật, các gian hàng quảng bá sản phẩm tiêu biểu, hình ảnh, vùng đất văn hóa, con người của các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Hồng; 11 địa phương trong vùng đã ký kết với các nhà tài trợ vốn lớn để thực hiện 20 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng về đường bộ, hàng không, đường sắt và cảng biển, với tổng số vốn 2,6 tỷ USD. 11 địa phương đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 18 dự án, quyết định chủ trương đầu tư 4 dự án và biên bản ghi nhớ cho 2 dự án. Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị trao quyết định đầu tư dự án mở rộng hạ tầng KCN Bảo Minh với tổng vốn đầu tư 320 tỷ đồng cho Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng KCN Bảo Minh; trao giấy quyết định đầu tư dự án Nhà máy thép xanh số 1 Xuân Thiện với tổng vốn đầu tư 88 nghìn tỷ đồng cho Tập đoàn Xuân Thiện./.

Báo Nam Định

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image