image banner
image advertisement
image advertisement
image advertisement
anh tin bai

anh tin bai

 
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX (nhiệm kỳ 2020-2025): Nghị quyết số 09-NQ/TU - động lực bứt phá chuyển đổi số: Kỳ I - Đột phá vị trí top đầu cả nước
Lượt xem: 52

Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 15-10-2021 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XX về chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Nam Định vinh dự đứng trong “top” đầu cả nước về CĐS. CĐS không chỉ tạo chuyển biến thuận lợi trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước mà từng bước phục vụ người dân, doanh nghiệp được tốt hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh xuất phát điểm của tỉnh còn nhiều khó khăn và phải ưu tiên nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sau đại dịch COVID-19, kết quả này càng thể hiện quyết tâm chính trị lớn của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp, các ngành, sự vào cuộc tích cực của nhân dân.

anh tin bai

Tra cứu thủ tục hành chính tại Trung Tâm phục vụ hành chính công, Hỗ trợ doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư tỉnh.

 Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, bức tranh toàn cảnh CĐS của tỉnh đã xuất hiện nhiều gam màu sáng ở cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT và TT), năm 2022 Nam Định xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố trong toàn quốc về kết quả xếp hạng CĐS; tăng 1 bậc sau 2 năm liên tiếp đứng thứ 11 trên toàn quốc. Đặc biệt điểm các chỉ số thành phần nhận thức số, thể chế số và hoạt động chính quyền đều cao hơn mức trung bình toàn quốc. Trong đó trụ cột chính quyền số với sự phát triển các hệ thống thông tin, ứng dụng, dịch vụ số đổi mới lề lối, phương thức làm việc và hệ thống thông tin phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Đến nay, 100% thủ tục hành chính (TTHC) của tỉnh đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đã được duy trì cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. 100% hồ sơ công việc của cấp tỉnh, cấp huyện và 80% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng. 100% chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội, thống kê ngành, lĩnh vực của các sở, ngành, các huyện, các xã được cập nhật định kỳ theo tháng trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh. 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm được kết nối chia sẻ với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh.

Theo ước tính của tỉnh, việc xây dựng và vận hành chính quyền điện tử, tạo nền hành chính hiện đại với các TTHC được giải quyết bằng quy trình điện tử, hồ sơ điện tử, dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; văn bản điện tử có chữ ký số đã giúp giảm được trung bình hơn 40% thời gian, nguyên liệu văn phòng phẩm; tiết kiệm chi phí xã hội vài chục tỷ đồng mỗi năm. Trụ cột kinh tế số khởi sắc với việc các doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh như Bưu điện tỉnh, Bưu chính Viettel, VNPT, Viettel, Mobifone, FPT đang dịch chuyển mạnh mẽ từ chỉ cung cấp các dịch vụ truyền thống như bưu chính, viễn thông, internet sang cung cấp thêm các dịch vụ mới phục vụ CĐS như cung cấp các phần mềm nền tảng số, dịch vụ số, logistics... Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số đã chiếm khoảng 12% GRDP. Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện khá phổ biến trên các nền tảng thanh toán số của các ngân hàng, đặc biệt là việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực giáo dục, y tế, giải quyết TTHC, thanh toán nghĩa vụ thuế về đất đai và kinh doanh bán lẻ, chợ online 4.0… Trụ cột xã hội số đã nhanh chóng lan tỏa đến từng người dân với trên 90% số hộ gia đình được phủ mạng internet cáp quang tốc độ cao; tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại di động thông minh ước đạt trên 85%; 75% dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng, tổ chức tín dụng… giúp người dân dễ dàng tiếp cận với các nền tảng số, dịch vụ tài chính, tín dụng số do các cơ quan Nhà nước cung cấp và thực hiện các hoạt động giao dịch khác phục vụ đời sống hàng ngày trên môi trường điện tử.

Ứng dụng công nghệ số trong điều hành sản xuất bao gói thực phẩm tại Công ty TNHH Linh Giang, xã Nghĩa Minh (Nghĩa Hưng).
Ứng dụng công nghệ số trong điều hành sản xuất bao gói thực phẩm tại Công ty TNHH Linh Giang, xã Nghĩa Minh (Nghĩa Hưng).

Bên cạnh 3 trụ cột của CĐS thì các ngành, các địa phương cũng đều đang chuyển mình trên không gian số, bước đầu đạt được kết quả ngoài mong đợi. Minh chứng rõ nhất cho thấy CĐS của tỉnh không còn là việc của chính quyền, cơ quan chức năng mà đang hiện hữu đến từng ngóc ngách của đời sống, gắn bó thiết thực với mỗi người dân là việc họ đã dần thay đổi nhận thức về CĐS, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm sử dụng thành thạo các app như định danh điện tử VNelD, các dịch vụ công trực tuyến; bảo hiểm y tế số VssID, dịch vụ khám, chữa bệnh từ xa; giao dịch điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt…

Trái ngọt CĐS qua nửa nhiệm kỳ là thành quả tất yếu từ một chủ trương đúng của BCH Đảng bộ tỉnh; sự vào cuộc quyết liệt với quyết tâm cao độ của các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân đồng thuận cùng nỗ lực thực hiện. Trong đó Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chủ động xây dựng và ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản về chủ trương, cơ chế, chính sách để lãnh đạo, chỉ đạo, tạo cơ sở pháp lý, dẫn dắt cho CĐS phát triển. Cùng với đó, tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư vào lĩnh vực CĐS cũng như hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp CĐS toàn diện, hiệu quả, phù hợp với môi trường số; ưu tiên bố trí ngân sách Nhà nước và các nguồn lực khác theo đúng quy định để thực hiện thành công các nhiệm vụ CĐS theo định hướng của tỉnh.

Trên cơ sở đó, từng đơn vị, địa phương chủ động nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU. Tinh thần học tập nâng cao nhận thức kỹ năng số trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và toàn thể nhân dân được tập trung cao độ tạo nên một “xã hội học tập” để CĐS quyết liệt, rộng khắp hiếm gặp từ trước đến nay. Qua đó có gần trăm nghìn lượt cán bộ, công chức được tập huấn nâng cao kỹ năng CĐS nói chung và CĐS theo ngành, lĩnh vực chuyên môn bằng cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Toàn tỉnh đã thành lập 2.160 tổ công nghệ số cộng đồng với hơn 16 nghìn thành viên nòng cốt là lực lượng thanh niên ngay tại địa bàn dân cư, làm cầu nối giữa chính quyền địa phương với người dân, thực hiện nhiệm vụ “đi từng ngõ, gõ từng nhà” kịp thời thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách về CĐS và trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng các ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử, dịch vụ công trực tuyến... giúp người dân tích cực tham gia CĐS trong từng lĩnh vực của đời sống, góp phần phát triển kinh tế số, xã hội số đến từng thôn, xóm, khu phố, hộ gia đình.

Báo Nam Định